Du lịch sinh thái hiện nay rất được du khách ưa chuộng. Ở nước ta, từ Bắc đến Nam có nhiều mô hình loại này, nhưng với Bến Tre quê tôi, được thiên nhiên ưu đãi, phù sa từ những con sông đã bồi đắp nên một vương quốc cây trái Cái Mơn – Chợ Lách rất nổi tiếng và đã hình thành một con đường hoa kiểng – cây giống mà gần đây rất nhiều du khách nội địa và quốc tế đến tham quan cũng như các Công ty Lữ hành trong, ngoài tỉnh đang khai thác rất hiệu quả.
Chợ Lách cách thành phố Bến tre khoảng 40km, nằm trên vùng đất cù lao Minh, chếch về hướng tây bắc. Giao thông thủy, bộ để giao lưu trong vùng và để du khách tìm đến đây đều rất thuận lợi. Từ trung tâm thành phố Bến Tre, qua cầu Hàm luông theo quốc lộ 60 (khoảng 04km), đến ngã tư Tân Thành Bình – Mỏ Cày Bắc, rồi rẽ phải vào đường tỉnh 882 nối với quốc lộ 57 (10km) để bắt đầu con đường hoa kiểng – cây giống nổi tiếng không chỉ trong tỉnh mà còn lan rộng cả khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Hiện nay cũng đã có tuyến xe buýt (MST 08) Bến Tre – Mỏ Cày Bắc – Chợ Lách – Phà Đình Khao (Vĩnh Long), lộ trình trên dưới 60km rất dễ để du khách đến cả từ hướng Bến Tre và Vĩnh Long.
Và quả thật, vương quốc cây trái Cái Mơn – Chợ Lách nổi tiếng với con đường hoa kiểng - cây giống cùng nhiều làng nghề truyền thống sẽ không làm thất vọng cả những du khách khó tính khi đến vùng sông nước yên bình và thơ mộng này. Có thể lướt qua một vài điểm dừng chân, được du khách ưa chuộng trên con đường hoa kiểng – cây giống mà mỗi khi du khách về tham quan tại Bến Tre:
1. Khu “Di tích Căn cứ Quân khu ủy Sài Gòn – Gia Định” (còn gọi là Y4, T4): Cách thành phố Bến Tre 14km, căn cứ Y4 đã từng là nơi ở và làm việc của Khu ủy Sài gòn – Gia Định những năm 1969-1970. Di tích vừa được tái tạo trên khu đất 02ha và khánh thành giai đoạn 1 vào ngày 28/4/2012 gồm: Nhà bia, nhà trưng bày hình ảnh, hiện vật, hầm làm việc và hầm bí mật của cố thủ tướng Võ Văn Kiệt, ông Mai Chí Thọ và ông Trần Bạch Đằng; hầm cơ yếu; hầm cứu thương và hầm tiếp khách… Di tích được Bộ Văn Hóa - Thông Tin công nhận là di tích cấp quốc gia ngày 23/12/1995.
2. Vườn kiểng thú Năm Công (09km từ căn cứ Y4): Do nghệ nhân Năm Công làm chủ cơ sở, tại đây đã chế tác nhiều loại cây kiểng lớn hình 12 con giáp, lục bình và nhiều loại nhà cây xanh cung cấp cho các khu du lịch, resorts trong và ngoài nước. Hiện nay, nghề làm kiểng thú đã phát triển ra nhiều hộ chung quanh và trở thành làng nghề làm kiểng thú rất sung túc.
3. Vườn kiểng và cây giống Hoàng Duy: Từ vườn kiểng thú Năm Công đi tiếp hơn 01km là vườn kiểng và cây giống Hoàng Duy có diện tích 1,8ha với hơn 40 loại kiểng lá, kiểng bông, bonsai và cây giống. Nơi có lối đi tham quan mát mẽ và du khách có thể chọn mua kiểng bon sai…
4. Đường hoa kiểng, cây giống Vĩnh Bắc – Vĩnh Nam: tại xã Vĩnh Thành (dưới dốc bên phải cầu Cái Mơn nhỏ). Đây là làng nghề truyền thống hoa kiểng Vĩnh Bắc, Vĩnh Nam đã được công nhận từ nhiều năm nay. Đường hoa rực rở, muôn màu, muôn sắc có hình vòng cung dài hơn 10km được dòng sông Cái Mơn thơ mộng bao quanh. Hai bên đường, các nghệ nhân trong làng trồng tỉa, sắp xếp các loại hoa kiểng ngay ngắn, thẳng hàng. Một số hoa kiểng trồng chuẩn bị cho mùa tết, một số cao kiểng, hoa kiểng, cây cảnh khác, cây giống, đang chờ các thương lái từ các nơi đến nhận theo hợp đồng ký kết để bán ra các nơi khác.
5. Vườn sầu riêng Bảy Thảo: Nằm trên đoạn giữa đường hoa Vĩnh Bắc – Vĩnh Nam, có diện tích hơn 1,2ha. Nơi đây, chủ nhà còn thường xuyên chăm sóc gần 100 con gà nòi cung cấp cho thị trường Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh trong nước. Điểm Vườn sầu riêng Bảy Thảo, du khách có thể được phục vụ trái cây tại vườn, ăn trưa với các món ăn truyền thống miền quê sông nước và ngủ lại nhà dân (homestay) nếu du khách có nhu cầu.
6. Nhà thờ Cái Mơn: Một trong những nhà thờ xưa và lớn nhất Nam bộ, xây dựng vào năm 1872. Tháp chuông 09 tầng, cao 56,52m với 06 chuông đúc tại nước Pháp và tổng trọng lượng các chuông đồng đến 4.000 kg. Nhà thờ là nơi sinh hoạt tôn giáo của hơn 90% cư dân xã Vĩnh Thành (Cái Mơn). Đối diện nhà thờ là nhà bia tưởng niệm và ghi nhớ nơi sinh của nhà bác học Trương Vĩnh Ký (Pétrus Ký) người biết trên 20 ngoại ngữ, có 118 tác phẩm được xuất bản, là một trong 18 vị bác học thế kỷ XIX.
7. Điểm du lịch Ba Ngói – vườn chôm chôm – khu bảo tồn ốc gạo Phú Đa: Thuộc địa phận xã Vĩnh Bình, qua thị trấn Chợ Lách khoảng 06km. Du khách có thể tham gia cào ốc gạo, thăm vườn chôm chôm, sầu riêng và thưởng thức bánh xèo hến, gỏi cuốn ốc gạo…
Chợ Lách cách thành phố Bến tre khoảng 40km, nằm trên vùng đất cù lao Minh, chếch về hướng tây bắc. Giao thông thủy, bộ để giao lưu trong vùng và để du khách tìm đến đây đều rất thuận lợi. Từ trung tâm thành phố Bến Tre, qua cầu Hàm luông theo quốc lộ 60 (khoảng 04km), đến ngã tư Tân Thành Bình – Mỏ Cày Bắc, rồi rẽ phải vào đường tỉnh 882 nối với quốc lộ 57 (10km) để bắt đầu con đường hoa kiểng – cây giống nổi tiếng không chỉ trong tỉnh mà còn lan rộng cả khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Hiện nay cũng đã có tuyến xe buýt (MST 08) Bến Tre – Mỏ Cày Bắc – Chợ Lách – Phà Đình Khao (Vĩnh Long), lộ trình trên dưới 60km rất dễ để du khách đến cả từ hướng Bến Tre và Vĩnh Long.
Và quả thật, vương quốc cây trái Cái Mơn – Chợ Lách nổi tiếng với con đường hoa kiểng - cây giống cùng nhiều làng nghề truyền thống sẽ không làm thất vọng cả những du khách khó tính khi đến vùng sông nước yên bình và thơ mộng này. Có thể lướt qua một vài điểm dừng chân, được du khách ưa chuộng trên con đường hoa kiểng – cây giống mà mỗi khi du khách về tham quan tại Bến Tre:
1. Khu “Di tích Căn cứ Quân khu ủy Sài Gòn – Gia Định” (còn gọi là Y4, T4): Cách thành phố Bến Tre 14km, căn cứ Y4 đã từng là nơi ở và làm việc của Khu ủy Sài gòn – Gia Định những năm 1969-1970. Di tích vừa được tái tạo trên khu đất 02ha và khánh thành giai đoạn 1 vào ngày 28/4/2012 gồm: Nhà bia, nhà trưng bày hình ảnh, hiện vật, hầm làm việc và hầm bí mật của cố thủ tướng Võ Văn Kiệt, ông Mai Chí Thọ và ông Trần Bạch Đằng; hầm cơ yếu; hầm cứu thương và hầm tiếp khách… Di tích được Bộ Văn Hóa - Thông Tin công nhận là di tích cấp quốc gia ngày 23/12/1995.
2. Vườn kiểng thú Năm Công (09km từ căn cứ Y4): Do nghệ nhân Năm Công làm chủ cơ sở, tại đây đã chế tác nhiều loại cây kiểng lớn hình 12 con giáp, lục bình và nhiều loại nhà cây xanh cung cấp cho các khu du lịch, resorts trong và ngoài nước. Hiện nay, nghề làm kiểng thú đã phát triển ra nhiều hộ chung quanh và trở thành làng nghề làm kiểng thú rất sung túc.
3. Vườn kiểng và cây giống Hoàng Duy: Từ vườn kiểng thú Năm Công đi tiếp hơn 01km là vườn kiểng và cây giống Hoàng Duy có diện tích 1,8ha với hơn 40 loại kiểng lá, kiểng bông, bonsai và cây giống. Nơi có lối đi tham quan mát mẽ và du khách có thể chọn mua kiểng bon sai…
4. Đường hoa kiểng, cây giống Vĩnh Bắc – Vĩnh Nam: tại xã Vĩnh Thành (dưới dốc bên phải cầu Cái Mơn nhỏ). Đây là làng nghề truyền thống hoa kiểng Vĩnh Bắc, Vĩnh Nam đã được công nhận từ nhiều năm nay. Đường hoa rực rở, muôn màu, muôn sắc có hình vòng cung dài hơn 10km được dòng sông Cái Mơn thơ mộng bao quanh. Hai bên đường, các nghệ nhân trong làng trồng tỉa, sắp xếp các loại hoa kiểng ngay ngắn, thẳng hàng. Một số hoa kiểng trồng chuẩn bị cho mùa tết, một số cao kiểng, hoa kiểng, cây cảnh khác, cây giống, đang chờ các thương lái từ các nơi đến nhận theo hợp đồng ký kết để bán ra các nơi khác.
5. Vườn sầu riêng Bảy Thảo: Nằm trên đoạn giữa đường hoa Vĩnh Bắc – Vĩnh Nam, có diện tích hơn 1,2ha. Nơi đây, chủ nhà còn thường xuyên chăm sóc gần 100 con gà nòi cung cấp cho thị trường Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh trong nước. Điểm Vườn sầu riêng Bảy Thảo, du khách có thể được phục vụ trái cây tại vườn, ăn trưa với các món ăn truyền thống miền quê sông nước và ngủ lại nhà dân (homestay) nếu du khách có nhu cầu.
6. Nhà thờ Cái Mơn: Một trong những nhà thờ xưa và lớn nhất Nam bộ, xây dựng vào năm 1872. Tháp chuông 09 tầng, cao 56,52m với 06 chuông đúc tại nước Pháp và tổng trọng lượng các chuông đồng đến 4.000 kg. Nhà thờ là nơi sinh hoạt tôn giáo của hơn 90% cư dân xã Vĩnh Thành (Cái Mơn). Đối diện nhà thờ là nhà bia tưởng niệm và ghi nhớ nơi sinh của nhà bác học Trương Vĩnh Ký (Pétrus Ký) người biết trên 20 ngoại ngữ, có 118 tác phẩm được xuất bản, là một trong 18 vị bác học thế kỷ XIX.
7. Điểm du lịch Ba Ngói – vườn chôm chôm – khu bảo tồn ốc gạo Phú Đa: Thuộc địa phận xã Vĩnh Bình, qua thị trấn Chợ Lách khoảng 06km. Du khách có thể tham gia cào ốc gạo, thăm vườn chôm chôm, sầu riêng và thưởng thức bánh xèo hến, gỏi cuốn ốc gạo…
8. Điểm du lịch Tám Lộc – vườn chôm chôm – trại nuôi ong mật - khu bảo tồn ốc gạo Phú Đa: Nằm trong ấp Phú Hiệp, xã Vĩnh Bình, cách thị trấn huyện Chợ Lách gần 07km. Các dịch vụ cũng giống như điểm du lịch Ba Ngói và du khách còn có thể tham quan trại nuôi ong mật cạnh vườn chôm chôm, có lúc mùa cao điểm lên đến 700 – 800 thùng ong.
9. Ngoài ra, tại cồn Phú Đa – Vĩnh Bình còn có vườn xoài tứ quí Thanh Sơn; khu bãi cát tắm sông cồn Phú Bình (sông Cổ Chiên) và làng bó chổi cạnh các điểm du lịch ấp Phú Hiệp, xã Vĩnh Bình.
Vùng đất Chợ Lách – Cái Mơn, vương quốc hoa kiểng, cây giống và nhiều loại trái cây đặc sản, giá trị cao có nhiều địa điểm du lịch liên hoàn, theo chuỗi tham quan theo không gian và lộ trình tuyến điểm đã và đang thu hút không những khách lẻ, tự sắp xếp chuyến đi mà còn rất thích hợp và thuận lợi cho các đơn vị hãng lữ hành tổ chức cho các đoàn khách lớn của Công ty. Du lịch đến Chợ Lách – Cái Mơn không những hấp dẫn nhờ những ưu thế hoa kiểng, cây giống, một miệt vườn khác, rất êm đềm và thanh bình, giao lưu văn hóa nghệ thuật cấy ghép giống của các nghệ nhân giàu tình cảm, mến khách. Xin mời quí khách hãy đến vùng đất Cái Mơn – Chợ Lách này để một lần cảm nhận hay trải nghiệm thú vị với một miền quê còn nhiều điều nên khám phá và thư giãn thưởng ngoạn trước cuộc sống ngày càng hối hả hiện nay.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét