Hình như “bộ thất” chúng tôi ai cũng thích phiêu lưu, mạo hiểm, khám phá, đặc biệt là thích khám phá những vùng sông nước và cây trái. Đã ba năm miệt mài với sách vở, không có thời gian khám phá những gì yêu thích. Chỉ một năm nữa, chúng tôi sẽ ra trường, rồi mỗi đứa mỗi nơi, biết bao giờ mới có cuộc hội ngộ đầy đủ “bộ thất” thế này để thỏa chí nghịch ngợm khám phá. Điểm chúng tôi chọn khám phá là sông nước miền Tây, thế là cả bọn chọn Bến Tre. May quá, những bạn cùng lớp học có vài bạn quê ở Chợ Lách, Bến Tre. Các bạn ấy rất nhiệt tình mời chúng tôi về khám phá ở quê bạn.
Chưa có kinh nghiệm tính toán cho chuyến đi, nên cả bọn chẳng ai chú ý từ thành phố Hồ Chí Minh mình đi đến Chợ Lách là bao nhiêu km. Chỉ biết 6 giờ sáng “bộ thất” khởi hành đi bằng những con ngựa sắt đến Chợ Lách vào khoảng 9 giờ 30. Trên đường đi, qua nhiều cây cầu, nếu tính từ bờ Tiền Giang sang Bến Tre, ấn tượng nhất là cầu Rạch Miễu và cầu Hàm Luông, đẹp quá. Điều lý thú nữa là khi đến đất Bến Tre, quan sát thấy đâu đâu cũng trồng dừa, đoạn đến đỉnh cầu Hàm Luông nhìn xuống, trời ơi bạt ngạt dừa ơi là dừa!
Đến thị trấn Chợ Lách, bạn tôi đưa cả bọn đến xã Vĩnh Bình. Từ đây, chúng tôi mới thực sự thỏa chí khám phá vùng sông nước mênh mông và đa chủng loại cây trái. Đầu tiên quan sát, tìm hiểu được biết cồn Phú Đa nằm giữa dòng sông Cổ Chiên thuộc xã Vĩnh Bình, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre, có diện tích đất canh tác 495 ha, với 630 hộ dân sinh sống. Toàn bộ cồn Phú Đa được địa phương phân chia thành 02 ấp (Phú Đa, Phú Bình). Hệ thống giao thông bộ trên cồn khá thuận lợi. Hệ thống giao thông thủy thì chằn chịt những con rạch, nên cũng rất thuận lợi trong vận chuyển hàng hóa.
Nếu tính từ đất liền qua phà nhỏ sang cồn Phú Đa chỉ mất 5 phút, đến cồn chúng tôi được các bạn cho đi xuồng máy quanh cồn để ngắm nhìn quan cảnh sông nước mênh mông, hít thở không khí sông nước thoải mái. Chúng tôi thấy bao quanh cồn Phú Đa là những hàng bần hay những cụm lục bình xanh ngắt chen chút, núm níu sát nhau nép mình nằm sát bờ đất cồn. Vì là vùng sông nước, nên liên tiếp có những làn gió thổi vào làm những hàng bần lúc nào cũng đong đưa trong gió và những thảm lục bình cứ nhấp nhô theo những gợn sóng vỗ vào bờ, nhìn những hình ảnh ấy nó đáng yêu, khoái chí vô cùng.
Người dân nơi đây bảo, vì nằm giữa dòng Cổ Chiên, nên vào mùa nước nổi từ đất liền nhìn ra cồn Phú Đa như một ốc đảo khổng lồ bồng bềnh trên sông. Được thiên nhiên ưu đãi nước vùng này ngọt quanh năm, lại có nhiều phù sa bồi đắp, nên vườn cây ăn trái nơi đây lúc nào cũng tươi tốt, oằn sai trĩu quả cả bốn mùa. Người dân xứ cồn đa số sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp, nhờ chăm chỉ canh tác mà xứ này hình thành nhiều vườn chuyên canh cây ăn trái như: Sầu riêng, chôm chôm, nhãn, xoài tứ quý… và nhiều loại cây ăn trái khác.
Phải công nhận rằng, tổng thể quan cảnh cồn Phú Đa rất đẹp. Chúng tôi cuốc bộ gần hết các con đường trên cồn, tính đi tính lại cả gần 3km, song chẳng thấy mệt là bao. Bởi lẽ do khí hậu nơi đây mát mẻ, còn giữ được nguyên sơ của miệt vườn và môi trường sinh thái trong lành, với màu xanh của những vườn cây ăn trái. Tiếp xúc với người dân nơi đây, được biết cồn Phú Đa có chiều dài hơn 3km, ngang 500m đất bãi bồi ven sông, nên rất thuận lợi cho các loài thủy sản nước ngọt hội tụ về đây sinh sống, trong đó phải kể đến sản vật thiên nhiên khá quý hiếm đó là con “ốc gạo”.
Cả nhóm tìm hiểu, vì sao gọi là cồn “Phú Đa”, theo lời kể qua nhiều thế hệ: Người dân xứ cồn trước đây nghèo lắm, nên người dân mới đặt tên cồn là “Phú Đa”, với mong muốn đa số người dân sẽ có cuộc sống ngày càng khá lên. Người dân nơi đây còn cho biết, ngày xưa vùng này ốc nhiều vô kể, trong cuộc sống khó khăn lúc nghèo, đói người dân thường cào ồc về làm các món ăn thay cơm, nhưng ăn riết rồi cũng ngán, nên đã đem ốc đó đến các gia đình khá giả trong vùng để đổi lấy gạo ăn. Thế là từ đó người dân quen gọi là ốc gạo Phú Đa, với mong muốn cho đa số người dân nơi đây sớm thoát khỏi cảnh cơ cực.
Bạn tôi đưa chúng tôi thăm vườn chuyên canh sầu riêng khoảng 2 ha, mà mùa này theo chúng tôi được biết không phải là mùa sầu riêng, nhưng phân nữa vườn thì là những cây sầu riêng oằn sai trái, phân nữa vườn thì mới ra hoa, cả bọn đều ngạc nhiên, hỏi ra mới biết người dân ở đây áp dụng khoa học kỹ thuật để làm cho sầu riêng ra trái ngịch mùa. Hay đến tham quan vườn chôm chôm, vườn xoài tứ quý, vườn bưởi da xanh, vườn nhãn…, thì cũng đều như thế. Ghé thăm vườn chuyên trồng nhãn, thấy trong vườn để nhiều thùng nuôi ong để lấy mật bán. Chứng kiến quy trình chủ vườn lấy mật ong, thích quá, mật ong ở đây vàng trong óng ánh và sủi bọt, chủ vườn lấy một ít pha với trà nóng, vắt vào đấy miếng tắc tươi và mời chúng tôi thưởng thức. Phải công nhận mật ong pha trà uống thiệt đã. Sau khi lấy mật, chúng tôi thấy chủ vườn thu gom các vỉ sáp ong lại, rồi làm thành những bánh to như bánh xe hơi, hỏi ra mới biết để dùng trong xây dựng. Ngoài ra, nhiều hộ dân ở đây còn sản xuất nhiều loại cây giống, trồng nhiều loại cây kiểng quý để bán.
Chu du trên cồn Phú Đa, chúng tôi thấy nơi đây còn hiện hữu: Đình Thần, Miếu bà Chúa Xứ, Nhà Thờ Phú Đa. Chưa có nhiều thời gian để tìm hiểu nhiều ở cồn Phú Đa, nhưng cả bọn đều có chung nhận xét trong tương lai cồn Phú Đa sẽ là điểm đến du lịch sinh thái – sông nước – miệt vườn rất hấp dẫn. Bởi quan cảnh nơi đây còn hoang sơ, không khí trong lành mát mẻ, người dân đôn hậu, niềm nở, ân cần mến khách. Đặc biệt, là các vườn cây ăn trái được canh tác theo thời vụ và nghịch mùa, cùng với hệ thống kênh rạch chằn chịt, cảnh sông nước hữu tình, chắc chắn sẽ thu hút du khách và sẽ thích thú khi đến khám phá nơi đây.
Chúng tôi hỏi bạn ở đây có phát triển du lịch chưa? Điểm ăn uống thế nào? Bạn tôi bảo hình như “chưa thấy”, điểm ăn có chỗ Ba Ngói và bạn kể ra hàng loạt món ăn dân dã, truyền thống của địa phương như: Bánh xèo nhân hến với củ hủ dừa; gỏi cuốn hến; gà ta thả vườn nấu cháo ăn với gỏi bắp chuối, cây chuối; gà nòi hầm xả; cá tai tượng chiên xù; canh chua cá ngát – cá bông lau nấu với bần, với ngó lục bình, bông so đũa, rau nhút, rau muống, rau cải trời…; tép rang dừa, cá rô, cá kèo, cá bống dừa, cá lòng tong kho tộ…. Đặc biệt, bạn tôi bảo đến cồn Phú Đa vào dịp mùng 5/5 âl, thì sẽ mặc sức thưởng thức đặc sản ốc gạo hay bánh xèo nhân ốc gạo hết sẩy luôn.
Như vậy, là hết một ngày chu du, thưởng ngoạn, hít thở không khí trong lành, nghịch ngợm với sông nước, thưởng thức các loại trái cây thứ thiệt tại vườn…. Từ giã cồn Phú Đa, “bộ thất” chúng tôi về lại thị trấn Chợ Lách nghỉ qua đêm. Hình như cả bọn còn luyến tiếc cái không khí yên ả, mát mẽ, trong lành, với những vườn ăn cây trái xum xuê trĩu quả và sự đôn hậu, chất phác, mến khách của người xứ cồn, cùng với những món ăn dân dã “rất tuyệt”. Hy vọng sẽ được đến nơi đây lần nữa, sẽ khá.m phá nhiều điều hay nữa và đặc biệt là được thưởng thức cho đã các loại trái cây, các món ăn dân dã, mà bạn tôi đã giới thiệu./.
Chưa có kinh nghiệm tính toán cho chuyến đi, nên cả bọn chẳng ai chú ý từ thành phố Hồ Chí Minh mình đi đến Chợ Lách là bao nhiêu km. Chỉ biết 6 giờ sáng “bộ thất” khởi hành đi bằng những con ngựa sắt đến Chợ Lách vào khoảng 9 giờ 30. Trên đường đi, qua nhiều cây cầu, nếu tính từ bờ Tiền Giang sang Bến Tre, ấn tượng nhất là cầu Rạch Miễu và cầu Hàm Luông, đẹp quá. Điều lý thú nữa là khi đến đất Bến Tre, quan sát thấy đâu đâu cũng trồng dừa, đoạn đến đỉnh cầu Hàm Luông nhìn xuống, trời ơi bạt ngạt dừa ơi là dừa!
Đến thị trấn Chợ Lách, bạn tôi đưa cả bọn đến xã Vĩnh Bình. Từ đây, chúng tôi mới thực sự thỏa chí khám phá vùng sông nước mênh mông và đa chủng loại cây trái. Đầu tiên quan sát, tìm hiểu được biết cồn Phú Đa nằm giữa dòng sông Cổ Chiên thuộc xã Vĩnh Bình, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre, có diện tích đất canh tác 495 ha, với 630 hộ dân sinh sống. Toàn bộ cồn Phú Đa được địa phương phân chia thành 02 ấp (Phú Đa, Phú Bình). Hệ thống giao thông bộ trên cồn khá thuận lợi. Hệ thống giao thông thủy thì chằn chịt những con rạch, nên cũng rất thuận lợi trong vận chuyển hàng hóa.
Nếu tính từ đất liền qua phà nhỏ sang cồn Phú Đa chỉ mất 5 phút, đến cồn chúng tôi được các bạn cho đi xuồng máy quanh cồn để ngắm nhìn quan cảnh sông nước mênh mông, hít thở không khí sông nước thoải mái. Chúng tôi thấy bao quanh cồn Phú Đa là những hàng bần hay những cụm lục bình xanh ngắt chen chút, núm níu sát nhau nép mình nằm sát bờ đất cồn. Vì là vùng sông nước, nên liên tiếp có những làn gió thổi vào làm những hàng bần lúc nào cũng đong đưa trong gió và những thảm lục bình cứ nhấp nhô theo những gợn sóng vỗ vào bờ, nhìn những hình ảnh ấy nó đáng yêu, khoái chí vô cùng.
Người dân nơi đây bảo, vì nằm giữa dòng Cổ Chiên, nên vào mùa nước nổi từ đất liền nhìn ra cồn Phú Đa như một ốc đảo khổng lồ bồng bềnh trên sông. Được thiên nhiên ưu đãi nước vùng này ngọt quanh năm, lại có nhiều phù sa bồi đắp, nên vườn cây ăn trái nơi đây lúc nào cũng tươi tốt, oằn sai trĩu quả cả bốn mùa. Người dân xứ cồn đa số sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp, nhờ chăm chỉ canh tác mà xứ này hình thành nhiều vườn chuyên canh cây ăn trái như: Sầu riêng, chôm chôm, nhãn, xoài tứ quý… và nhiều loại cây ăn trái khác.
Phải công nhận rằng, tổng thể quan cảnh cồn Phú Đa rất đẹp. Chúng tôi cuốc bộ gần hết các con đường trên cồn, tính đi tính lại cả gần 3km, song chẳng thấy mệt là bao. Bởi lẽ do khí hậu nơi đây mát mẻ, còn giữ được nguyên sơ của miệt vườn và môi trường sinh thái trong lành, với màu xanh của những vườn cây ăn trái. Tiếp xúc với người dân nơi đây, được biết cồn Phú Đa có chiều dài hơn 3km, ngang 500m đất bãi bồi ven sông, nên rất thuận lợi cho các loài thủy sản nước ngọt hội tụ về đây sinh sống, trong đó phải kể đến sản vật thiên nhiên khá quý hiếm đó là con “ốc gạo”.
Cả nhóm tìm hiểu, vì sao gọi là cồn “Phú Đa”, theo lời kể qua nhiều thế hệ: Người dân xứ cồn trước đây nghèo lắm, nên người dân mới đặt tên cồn là “Phú Đa”, với mong muốn đa số người dân sẽ có cuộc sống ngày càng khá lên. Người dân nơi đây còn cho biết, ngày xưa vùng này ốc nhiều vô kể, trong cuộc sống khó khăn lúc nghèo, đói người dân thường cào ồc về làm các món ăn thay cơm, nhưng ăn riết rồi cũng ngán, nên đã đem ốc đó đến các gia đình khá giả trong vùng để đổi lấy gạo ăn. Thế là từ đó người dân quen gọi là ốc gạo Phú Đa, với mong muốn cho đa số người dân nơi đây sớm thoát khỏi cảnh cơ cực.
Bạn tôi đưa chúng tôi thăm vườn chuyên canh sầu riêng khoảng 2 ha, mà mùa này theo chúng tôi được biết không phải là mùa sầu riêng, nhưng phân nữa vườn thì là những cây sầu riêng oằn sai trái, phân nữa vườn thì mới ra hoa, cả bọn đều ngạc nhiên, hỏi ra mới biết người dân ở đây áp dụng khoa học kỹ thuật để làm cho sầu riêng ra trái ngịch mùa. Hay đến tham quan vườn chôm chôm, vườn xoài tứ quý, vườn bưởi da xanh, vườn nhãn…, thì cũng đều như thế. Ghé thăm vườn chuyên trồng nhãn, thấy trong vườn để nhiều thùng nuôi ong để lấy mật bán. Chứng kiến quy trình chủ vườn lấy mật ong, thích quá, mật ong ở đây vàng trong óng ánh và sủi bọt, chủ vườn lấy một ít pha với trà nóng, vắt vào đấy miếng tắc tươi và mời chúng tôi thưởng thức. Phải công nhận mật ong pha trà uống thiệt đã. Sau khi lấy mật, chúng tôi thấy chủ vườn thu gom các vỉ sáp ong lại, rồi làm thành những bánh to như bánh xe hơi, hỏi ra mới biết để dùng trong xây dựng. Ngoài ra, nhiều hộ dân ở đây còn sản xuất nhiều loại cây giống, trồng nhiều loại cây kiểng quý để bán.
Chu du trên cồn Phú Đa, chúng tôi thấy nơi đây còn hiện hữu: Đình Thần, Miếu bà Chúa Xứ, Nhà Thờ Phú Đa. Chưa có nhiều thời gian để tìm hiểu nhiều ở cồn Phú Đa, nhưng cả bọn đều có chung nhận xét trong tương lai cồn Phú Đa sẽ là điểm đến du lịch sinh thái – sông nước – miệt vườn rất hấp dẫn. Bởi quan cảnh nơi đây còn hoang sơ, không khí trong lành mát mẻ, người dân đôn hậu, niềm nở, ân cần mến khách. Đặc biệt, là các vườn cây ăn trái được canh tác theo thời vụ và nghịch mùa, cùng với hệ thống kênh rạch chằn chịt, cảnh sông nước hữu tình, chắc chắn sẽ thu hút du khách và sẽ thích thú khi đến khám phá nơi đây.
Chúng tôi hỏi bạn ở đây có phát triển du lịch chưa? Điểm ăn uống thế nào? Bạn tôi bảo hình như “chưa thấy”, điểm ăn có chỗ Ba Ngói và bạn kể ra hàng loạt món ăn dân dã, truyền thống của địa phương như: Bánh xèo nhân hến với củ hủ dừa; gỏi cuốn hến; gà ta thả vườn nấu cháo ăn với gỏi bắp chuối, cây chuối; gà nòi hầm xả; cá tai tượng chiên xù; canh chua cá ngát – cá bông lau nấu với bần, với ngó lục bình, bông so đũa, rau nhút, rau muống, rau cải trời…; tép rang dừa, cá rô, cá kèo, cá bống dừa, cá lòng tong kho tộ…. Đặc biệt, bạn tôi bảo đến cồn Phú Đa vào dịp mùng 5/5 âl, thì sẽ mặc sức thưởng thức đặc sản ốc gạo hay bánh xèo nhân ốc gạo hết sẩy luôn.
Như vậy, là hết một ngày chu du, thưởng ngoạn, hít thở không khí trong lành, nghịch ngợm với sông nước, thưởng thức các loại trái cây thứ thiệt tại vườn…. Từ giã cồn Phú Đa, “bộ thất” chúng tôi về lại thị trấn Chợ Lách nghỉ qua đêm. Hình như cả bọn còn luyến tiếc cái không khí yên ả, mát mẽ, trong lành, với những vườn ăn cây trái xum xuê trĩu quả và sự đôn hậu, chất phác, mến khách của người xứ cồn, cùng với những món ăn dân dã “rất tuyệt”. Hy vọng sẽ được đến nơi đây lần nữa, sẽ khá.m phá nhiều điều hay nữa và đặc biệt là được thưởng thức cho đã các loại trái cây, các món ăn dân dã, mà bạn tôi đã giới thiệu./.
Bài của Thuỳ Vinh
Mail: thuyvinhnguyen2011@yahoo.com
0 nhận xét:
Đăng nhận xét