Thoáng nhìn qua bộ nhạc cụ dân tộc truyền thống (trên 20 cây) chuẩn bị tham gia biểu diễn trong "Festival Dừa Bến Tre lần III năm 2012", khó nhận ra nó làm bằng loại gỗ gì và nghĩ nó làm bằng loại gỗ thông dụng đang bán trên thị trường. Nhưng nhìn kỹ, thật ngạc nhiên khi tận mắt chứng kiến bộ nhạc cụ dân tộc truyền thống đó được làm toàn bằng cây dừa của xứ Bến Tre. Với trên 20 loại nhạc cụ gồm: Đàn cò, đàn gáo, đàn kìm (còn gọi là nguyệt cầm), đàn sến, đàn tranh, đàn bầu (còn gọi là độc huyền), bộ trống, mõ, kèn, đàn guitar..., rất sắc nét, độc đáo, ấn tượng. Ngắm nhìn bộ nhạc cụ dân tộc chất liệu dừa này có những vân gỗ màu đo đỏ rất bắt mắt, bóng đẹp vô cùng. Hay sắc nét bóng mịn, hơi mun, có tính sừng hóa của gáo dừa già đã làm nên chiếc đàn gáo rất tuyệt.
Vì sao có bộ nhạc cụ dân tộc làm bằng dừa? Ý tưởng đó của tác giả nào và ai là người đã sáng chế ra bộ nhạc cụ này? Thông tin từ Ban Tổ chức cho biết: Họa sĩ, nhạc sĩ Lê Dân là người con của xứ dừa đã đưa ra ý tưởng làm bộ nhạc cụ bằng dừa này vào cuối năm 2009. Nhưng mãi đến năm tháng 8/2011 mới chính thức thực hiện được và bộ nhạc cụ dân tộc dừa sẽ trình làng vào dịp diễn ra "Festival Dừa Bến Tre lần III năm 2012".
Tiếp xúc với họa sĩ, nhạc sĩ Lê Dân mới biết bộ nhạc cụ dân tộc truyền thống này được làm từ cây dừa trên vùng đất ba dãy cù lao xứ dừa, đã có trên trăm năm tuổi. Các loại nhạc cụ cũng được thiết kế theo kích cỡ lớn, nhỏ, trung và độ dày, mỏng khác nhau, để tạo nên những thanh âm theo cung bậc cao, trung, trầm. Họa sĩ Lê Dân còn nói: "Có lẽ hương vị dừa quê hương đã thắm vào máu thịt của tôi, nên bức tranh vẽ nào của tôi cũng đều có dừa, hay trong sáng tác âm nhạc ít, nhiều gì tôi cũng nhớ đến dừa". Vì vậy mà ý tưởng làm bộ nhạc cụ dân tộc bằng dừa cứ đeo mãi và luôn thôi thúc trong tôi. Họa sĩ Lê Dân bộc bạch: Đây là lần đầu tiên làm các loại nhạc cụ bằng chất liệu dừa, nên cũng đã gặp không ít khó khăn. Nhưng được sự ủng hộ cổ vũ, khuyến khích của đồng nghiệp, với lòng say mê tôi quyết tâm thực hiện bằng được nó, để đạt được ý tưởng và sở nguyện của mình.
Cùng đồng hành thực hiện bộ nhạc cụ dân tộc bằng dừa với họa sĩ Lê Dân còn có ông Võ Văn Bá, cũng là người con Bến Tre, đang sinh sống tại xã Nhơn Thạnh. Ông Bá là người rất có năng khiếu chế tác ra các loại đàn, Ông cũng từng là nhạc công chuyên sử dụng nhạc cụ dân tộc truyền thống. Như vậy, hai ông già đã gần tuổi thất thập cổ lai hy đã tâm đầu ý hợp, cùng đam mê, có hứng thú như nhau, rồi cùng hì hục bắt tay chế tác bộ nhạc cụ dân tộc bằng chất liệu dừa, để ra mắt trong "Festival Dừa Bến Tre lần III" thật có ý nghĩa vô cùng. Trong quá trình thực hiện có một số loại nhạc cụ chưa đạt tiêu chuẩn thanh âm, cung, bậc phải nhờ vào bộ khuếch âm điện tử hỗ trợ, hay có một số nhạc cụ cũng chưa đạt độ tinh xảo, tính thẩm mỹ còn thấp, hai ông già phải tìm cách khắc phục dần.
Cũng thông tin từ Ban Tổ chức trong kịch bản chương trình nghệ thuật khai mạc “Festival Dừa lần III " vào đêm 05/4/2012 tại sân khấu nổi Hồ Trúc Giang, bộ nhạc cụ dân tộc truyền thống từ chất liệu dừa sẽ được 20 nghệ nhân thứ thiệt của xứ dừa tham gia biểu diễn tiết mục hòa tấu "Bình minh trên đảo dừa". Gặp gỡ những nghệ nhân tham gia biểu diễn các loại nhạc cụ dân tộc này, cảm nhận họ rất phấn khởi và họ nói: Từ xưa đến giờ chỉ nghe nói cây dừa dùng làm nhà, dùng đóng đồ đạc hay làm ra những mặt hàng thủ công mỹ nghệ để trang trí, xuất khẩu..., chứ chưa nghe, chưa thấy bộ nhạc cụ dân tộc nào cả mấy chục cây đều làm bằng dừa cả. Chỉ có chiếc đàn gáo ở Miền Nam là làm từ gáo dừa hay các nhạc sĩ Bến Tre trước đây cũng đã từng chế tác ra bộ nhạc gõ làm bằng gáo dừa cũng rất độc đáo.
Vậy mà những người con của xứ dừa Bến Tre đã táo bạo đưa ra ý tưởng, rồi chế tác ra bộ nhạc cụ dân tộc truyền thống làm bằng dừa, thật là đáng khâm phục. Trong lúc tác giả đưa ra ý tưởng cũng như người cùng tham gia chế tác ra nó chưa hình dung hết được những thanh âm, cung, bậc của nó ra sao. Những nghệ nhân còn cho rằng: Họ đã sử dụng nhiều loại nhạc cụ dân tộc được làm với loại gỗ quý hiếm thông dụng. Bây giờ lại được gãy đàn từ cây dừa của xứ mình thì thật là vinh hạnh, không gì sướng bằng, cảm xúc của chúng tôi khó tả quá.
Cây dừa trên đất Bến Tre là vậy đó, nó biến tấu đầy màu sắc, khiến ai cũng có thể nghĩ đến khả năng vô tận còn tiềm ẩn của nó, mà con người chưa khám phá được hết. Trong kháng chiến những hàng dừa, rặng dừa Bến Tre đã từng chở che cho quân ta đánh giặc. Trong xây dựng phát triển quê hương dừa Bến Tre đã giúp người dân giải quyết việc làm, nâng thu nhập, xóa đói giảm nghèo.... Dừa Bến Tre đã có nhiều công dụng, nhiều lợi ích cho cuộc sống, gắn bó mật thiết với người Bến Tre trong mọi hoàn cảnh là thế đó. Phải công nhận dừa Bến Tre nó rất bền bỉ, rất dẻo dai, rất sắt son - chung thủy với người Bến Tre tự biết bao đời nay. Nếu kể đến công dụng, lợi ích của dừa thì không sao tả xiết. Chỉ biết nó đã hóa thân vào tất cả các lĩnh vực. Vì vậy mà hình tượng của nó được ca ngợi trong thơ ca, nhạc, họa, rồi hôm nay dừa lại hóa thân vào từng loại nhạc cụ truyền thống của dân tộc. Như vậy, một lần nữa nó lại góp phần làm nên hào khí của Bến Tre, làm phong phú thêm sắc màu sản phẩm văn hóa không chỉ của riêng của xứ dừa Bến Tre, mà còn góp phần to lớn vào kho tàng sản phẩm văn hóa của nước ta.
Trong đêm khai mạc "Festival Dừa lần III" tại sân khấu nổi Hồ Trúc Giang, mọi người sẽ được thưởng thức “Tiếng đàn dừa” của xứ mình và hy vọng với những thanh âm, hòa điệu của bộ nhạc cụ dân tộc truyền thống làm từ chất liệu dừa sẽ ngân vang mãi và làm nên thông điệp nâng cao chuỗi giá trị thực của cây dừa, để mọi người trên đất nước ta và cả bạn bè trên thế giới cùng sẻ chia, cùng hiểu thật nhiều về lợi ích, về hàng trăm, hàng ngàn công dụng của cây dừa. Để rồi cùng khẳng định cây dừa là cây của cuộc sống, là cây của kinh tế, cây của môi trường, cây của những sản phẩm văn hóa độc đáo và vô giá, là cây của tương lai..., thực sự có lợi ích thiết thực đối với cuộc sống con người.
Theo đánh giá của các nhà chuyên môn, đây là bộ nhạc cụ dân tộc truyền thống đầu tiên của nước ta được làm hoàn toàn bằng chất liệu dừa và là dừa trên đất Bến Tre. Ban Tổ chức "Festival Dừa lần III" cũng có ý định xin xác lập kỷ lục bộ nhạc cụ dân tộc bằng chất liệu dừa vào guiness Việt Nam.
Dừa ơi! Dừa là vậy đó, mà quên sao được dừa ơi! Xin được mượn vài câu hát luôn còn đọng mãi trong tôi để được kết thúc những dòng tâm sự này: "Thương lắm dừa ơi!.... Đã tự bao đời dừa vẫn đứng hiên ngang, bám sâu sâu vào lòng đất, như lòng dân bám chặt lấy quê hương. Qua nắng mưa mà cây vẫn tươi xanh, lọc đắng cay lại cho trái ngọt lành.... Hay mỗi lúc đi xa dừa ơi ta nhớ lắm nghen....".
Vì sao có bộ nhạc cụ dân tộc làm bằng dừa? Ý tưởng đó của tác giả nào và ai là người đã sáng chế ra bộ nhạc cụ này? Thông tin từ Ban Tổ chức cho biết: Họa sĩ, nhạc sĩ Lê Dân là người con của xứ dừa đã đưa ra ý tưởng làm bộ nhạc cụ bằng dừa này vào cuối năm 2009. Nhưng mãi đến năm tháng 8/2011 mới chính thức thực hiện được và bộ nhạc cụ dân tộc dừa sẽ trình làng vào dịp diễn ra "Festival Dừa Bến Tre lần III năm 2012".
Tiếp xúc với họa sĩ, nhạc sĩ Lê Dân mới biết bộ nhạc cụ dân tộc truyền thống này được làm từ cây dừa trên vùng đất ba dãy cù lao xứ dừa, đã có trên trăm năm tuổi. Các loại nhạc cụ cũng được thiết kế theo kích cỡ lớn, nhỏ, trung và độ dày, mỏng khác nhau, để tạo nên những thanh âm theo cung bậc cao, trung, trầm. Họa sĩ Lê Dân còn nói: "Có lẽ hương vị dừa quê hương đã thắm vào máu thịt của tôi, nên bức tranh vẽ nào của tôi cũng đều có dừa, hay trong sáng tác âm nhạc ít, nhiều gì tôi cũng nhớ đến dừa". Vì vậy mà ý tưởng làm bộ nhạc cụ dân tộc bằng dừa cứ đeo mãi và luôn thôi thúc trong tôi. Họa sĩ Lê Dân bộc bạch: Đây là lần đầu tiên làm các loại nhạc cụ bằng chất liệu dừa, nên cũng đã gặp không ít khó khăn. Nhưng được sự ủng hộ cổ vũ, khuyến khích của đồng nghiệp, với lòng say mê tôi quyết tâm thực hiện bằng được nó, để đạt được ý tưởng và sở nguyện của mình.
Cùng đồng hành thực hiện bộ nhạc cụ dân tộc bằng dừa với họa sĩ Lê Dân còn có ông Võ Văn Bá, cũng là người con Bến Tre, đang sinh sống tại xã Nhơn Thạnh. Ông Bá là người rất có năng khiếu chế tác ra các loại đàn, Ông cũng từng là nhạc công chuyên sử dụng nhạc cụ dân tộc truyền thống. Như vậy, hai ông già đã gần tuổi thất thập cổ lai hy đã tâm đầu ý hợp, cùng đam mê, có hứng thú như nhau, rồi cùng hì hục bắt tay chế tác bộ nhạc cụ dân tộc bằng chất liệu dừa, để ra mắt trong "Festival Dừa Bến Tre lần III" thật có ý nghĩa vô cùng. Trong quá trình thực hiện có một số loại nhạc cụ chưa đạt tiêu chuẩn thanh âm, cung, bậc phải nhờ vào bộ khuếch âm điện tử hỗ trợ, hay có một số nhạc cụ cũng chưa đạt độ tinh xảo, tính thẩm mỹ còn thấp, hai ông già phải tìm cách khắc phục dần.
Cũng thông tin từ Ban Tổ chức trong kịch bản chương trình nghệ thuật khai mạc “Festival Dừa lần III " vào đêm 05/4/2012 tại sân khấu nổi Hồ Trúc Giang, bộ nhạc cụ dân tộc truyền thống từ chất liệu dừa sẽ được 20 nghệ nhân thứ thiệt của xứ dừa tham gia biểu diễn tiết mục hòa tấu "Bình minh trên đảo dừa". Gặp gỡ những nghệ nhân tham gia biểu diễn các loại nhạc cụ dân tộc này, cảm nhận họ rất phấn khởi và họ nói: Từ xưa đến giờ chỉ nghe nói cây dừa dùng làm nhà, dùng đóng đồ đạc hay làm ra những mặt hàng thủ công mỹ nghệ để trang trí, xuất khẩu..., chứ chưa nghe, chưa thấy bộ nhạc cụ dân tộc nào cả mấy chục cây đều làm bằng dừa cả. Chỉ có chiếc đàn gáo ở Miền Nam là làm từ gáo dừa hay các nhạc sĩ Bến Tre trước đây cũng đã từng chế tác ra bộ nhạc gõ làm bằng gáo dừa cũng rất độc đáo.
Vậy mà những người con của xứ dừa Bến Tre đã táo bạo đưa ra ý tưởng, rồi chế tác ra bộ nhạc cụ dân tộc truyền thống làm bằng dừa, thật là đáng khâm phục. Trong lúc tác giả đưa ra ý tưởng cũng như người cùng tham gia chế tác ra nó chưa hình dung hết được những thanh âm, cung, bậc của nó ra sao. Những nghệ nhân còn cho rằng: Họ đã sử dụng nhiều loại nhạc cụ dân tộc được làm với loại gỗ quý hiếm thông dụng. Bây giờ lại được gãy đàn từ cây dừa của xứ mình thì thật là vinh hạnh, không gì sướng bằng, cảm xúc của chúng tôi khó tả quá.
Cây dừa trên đất Bến Tre là vậy đó, nó biến tấu đầy màu sắc, khiến ai cũng có thể nghĩ đến khả năng vô tận còn tiềm ẩn của nó, mà con người chưa khám phá được hết. Trong kháng chiến những hàng dừa, rặng dừa Bến Tre đã từng chở che cho quân ta đánh giặc. Trong xây dựng phát triển quê hương dừa Bến Tre đã giúp người dân giải quyết việc làm, nâng thu nhập, xóa đói giảm nghèo.... Dừa Bến Tre đã có nhiều công dụng, nhiều lợi ích cho cuộc sống, gắn bó mật thiết với người Bến Tre trong mọi hoàn cảnh là thế đó. Phải công nhận dừa Bến Tre nó rất bền bỉ, rất dẻo dai, rất sắt son - chung thủy với người Bến Tre tự biết bao đời nay. Nếu kể đến công dụng, lợi ích của dừa thì không sao tả xiết. Chỉ biết nó đã hóa thân vào tất cả các lĩnh vực. Vì vậy mà hình tượng của nó được ca ngợi trong thơ ca, nhạc, họa, rồi hôm nay dừa lại hóa thân vào từng loại nhạc cụ truyền thống của dân tộc. Như vậy, một lần nữa nó lại góp phần làm nên hào khí của Bến Tre, làm phong phú thêm sắc màu sản phẩm văn hóa không chỉ của riêng của xứ dừa Bến Tre, mà còn góp phần to lớn vào kho tàng sản phẩm văn hóa của nước ta.
Trong đêm khai mạc "Festival Dừa lần III" tại sân khấu nổi Hồ Trúc Giang, mọi người sẽ được thưởng thức “Tiếng đàn dừa” của xứ mình và hy vọng với những thanh âm, hòa điệu của bộ nhạc cụ dân tộc truyền thống làm từ chất liệu dừa sẽ ngân vang mãi và làm nên thông điệp nâng cao chuỗi giá trị thực của cây dừa, để mọi người trên đất nước ta và cả bạn bè trên thế giới cùng sẻ chia, cùng hiểu thật nhiều về lợi ích, về hàng trăm, hàng ngàn công dụng của cây dừa. Để rồi cùng khẳng định cây dừa là cây của cuộc sống, là cây của kinh tế, cây của môi trường, cây của những sản phẩm văn hóa độc đáo và vô giá, là cây của tương lai..., thực sự có lợi ích thiết thực đối với cuộc sống con người.
Theo đánh giá của các nhà chuyên môn, đây là bộ nhạc cụ dân tộc truyền thống đầu tiên của nước ta được làm hoàn toàn bằng chất liệu dừa và là dừa trên đất Bến Tre. Ban Tổ chức "Festival Dừa lần III" cũng có ý định xin xác lập kỷ lục bộ nhạc cụ dân tộc bằng chất liệu dừa vào guiness Việt Nam.
Dừa ơi! Dừa là vậy đó, mà quên sao được dừa ơi! Xin được mượn vài câu hát luôn còn đọng mãi trong tôi để được kết thúc những dòng tâm sự này: "Thương lắm dừa ơi!.... Đã tự bao đời dừa vẫn đứng hiên ngang, bám sâu sâu vào lòng đất, như lòng dân bám chặt lấy quê hương. Qua nắng mưa mà cây vẫn tươi xanh, lọc đắng cay lại cho trái ngọt lành.... Hay mỗi lúc đi xa dừa ơi ta nhớ lắm nghen....".
0 nhận xét:
Đăng nhận xét