Huyện Ba Tri nằm phía đông cù lao Bảo, có chung ranh giới con sông Ba Lai. Ba Tri có hàng chục kilômét bờ biển, trong đó có gần 20 km bãi biển. Ba Tri không có nhiều danh lam thắng cảnh, nhưng là địa phương có nhiều di tích của các danh nhân nổi riếng, di tích lịch sử dân tộc, lịch sử cách mạng và cả môi trường sinh thái rừng và biển. Vùng đất này không còn cây trâm bầu hoang dã, thay vào đó, trên bờ là vườn cây ăn trái (chuối, xoài, mít), dưới nước nuôi cá rô đồng, sặc rằn…
Từ trung tâm thành phố Bến Tre, du khách men theo tỉnh lộ 885 qua huyện Giồng Trôm rối đến huyện Ba Tri (36 km). Cũng giống như những nơi khác, du khách đến đây thường là gắn với các ngày lễ hội, nghỉ hè, ngày tết.
Từ trung tâm thành phố Bến Tre, du khách men theo tỉnh lộ 885 qua huyện Giồng Trôm rối đến huyện Ba Tri (36 km). Cũng giống như những nơi khác, du khách đến đây thường là gắn với các ngày lễ hội, nghỉ hè, ngày tết.
Du khách có thể chọn các điểm quan, du lịch tại Ba Tri như:
Du khách đến khám phá sân chim Vàm Hồ theo hướng đường bộ từ thành phố Bến Tre hoặc từ bến tàu du lịch Tiền Giang theo đường sông hướng ra biển khoảng 3 tiếng đồng hồ, nếu thuận con nước sẽ đến Tràm Chim Vàm Hồ. Ở Vàm Hồ, ngoài vũ điệu ngoạn mục của hàng ngàn cánh cò, cánh vạc và âm điệu đặc trưng của các loài chim hoang dã khác, kết hợp với cây lá xào xạc như tiếng con chim cuốc gọi đàn giữa đêm hè tĩnh mịch, tiếng bìm bịp kêu như một điệp khúc gọi con nước lớn, tiếng chim vịt kêu chiều chiều và nhiều loài chim nhỏ sống trong các lùm cây gần vực nước như: cuốc ngực trắng, trích, cúm núm, chàng nghịch, bìm bịp, thằng chài, chẽo chẹt, bông lau, chèo bẻo đuôi cò, chim vịt… Hiện tại nơi đây chỉ mới được đầu tư cho du lịch, nên còn hoàn toàn vẻ hoang sơ, nhưng chính nét hoang sơ này đang và sẽ thu hút khách du lịch. Với khách du lịch, đến Tràm Chim bằng tàu thú vị hơn và có thể ngắm được chim về đậu trắng cả bìa rừng phía sông.
* Di tích lịch sử Mộ và khu tưởng niệm Nguyễn Đình Chiểu:
Nguyễn Đình Chiểu, sau khi bị mù hai mắt, mở trường dạy học, bốc thuốc chữa bệnh ở Bình Vi, Gia Định. Khi quân Pháp chiếm thành Gia Định, ông chạy về quê vợ ở làng Thanh Ba, huyện Cần Giuộc. Khi 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ rơi vào tay giặc, Nguyễn Đình Chiểu rời Cần Giuộc về Ba Tri (1862). Tại đây, ông tiếp tục mở trường dạy học, bốc thuốc chữa bệnh cho dân và sáng tác thơ văn chống Pháp cho đến cuối đời. Những tác phẩm có giá trị nhất của ông đều được viết từ nơi đây.
Khu di tích Nguyễn Đình Chiểu, có quy mô lớn hơn, gồm đền thờ, nhà lưu niệm tại xã An Đức, huyện Ba Tri, cách trung tâm thị trấn 2km về phía nam, nhằm tỏ lòng kính yêu một nhà thơ yêu nước lớn của dân tộc ở nửa sau thế kỷ XIX, vừa để phục vụ cho việc tham quan, nghiên cứu, giáo dục truyền thống yêu nước đối với các thế hệ hôm nay.
Đền thờ Nguyễn Đình Chiểu và ngày hội văn hóa hàng năm (01/7) tại xã An Đức |
Do chiến tranh và thời gian, các công trình kiến trúc và các hiện vật bài trí bên trong (hương án, cuốn thư, hoành phi, bình phong, bao lam, đồ lễ bộ…) đã bị xuống cấp và hư hỏng nhiều. Tuy nhiên, những phần cơ bản về kiến trúc vẫn còn nguyên, không bị bom đạn tàn phá, đặc biệt những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc gỗ sơn son, thếp vàng còn lưu giữ được đến hôm nay, đã nói lên rằng đình Phú Lễ là đình có quy mô lớn và đẹp nhất của các làng quê ven biển Bến Tre. Nét đẹp của đình một phần còn do cảnh quan thiên nhiên bên ngoài. Khuôn viên của đình khá rộng, trải ra trên khu đất giồng khô ráo, với hàng trăm cây cổ thụ toả bóng. Hàng năm, hội cúng đình – còn gọi là lễ kỳ yên tổ chức vào rằm tháng 3(âl). Vì là làng lớn, đông dân, nên trước đây mỗi năm trong kỳ tế xuân đều có rước đoàn hát bội về biểu diễn nhiều đêm liền. Lễ tế thu là lễ Cầu bông.
Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Phú Lễ |
Vào cuối tháng 4-1930, chi bộ ĐCSĐD đầu tiên của tỉnh Bến Tre được thành lập tại nhà ông Nguyễn Văn Cung. Chi bộ gồm 10 đảng viên, nguyên là hội viên của chi bộ VNTNCMĐCH trước đó, do đồng chí Nguyễn Văn Ân thay mặt liên tỉnh ủy lâm thời Mỹ Tho - Bến Tre đứng ra thành lập. Đồng chí Nguyễn Văn Trí thay mặt Liên tỉnh ủy lâm thời Mỹ Tho - Bến Tre công nhận chi bộ do đồng chí Nguyễn Văn An làm Bí thư. Chi bộ xã Tân Xuân, sau khi thành lập, đã tổ chức cuộc mít tinh quần chúng nhân kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động 1-5 tại cây da đôi, sau đó biến thành cuộc biểu tình tuần hành, thu hút trên 200 người tham dự. Tại đây, sau ngày giải phóng (30-4-1975), Sở Văn hóa - Thông tin đã tổ chức dựng bia lưu niệm về sự kiện lịch sử này.
* Di tích Mộ nhà giáo Võ Trường Toản:
Võ Trường Toản người huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định, là người học rộng tài cao, thông đạt kim cổ. Thời chiến tranh Tây Sơn - Nguyễn Ánh, ông ở ẩn nơi quê nhà, mở trường dạy học, không tham gia vào chính trị, từ chối mọi điều ban phát.
Nhiều học trò của ông nổi tiếng như Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tịnh, Lê Quang Định (lúc bấy giờ được gọi là Gia Định tam gia thi), Ngô Tùng Châu, Phạm Ngọc Uẩn, Lê Bá Phẩm… Ông mất ngày 27-7-1792. Khi ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ rơi vào tay giặc Pháp, một số trí thức ở Gia Định không muốn người thầy học kính yêu của mình gởi xương cốt ở nơi bị giặc chiếm, nên đã tổ chức di dời hài cốt Võ Trường Toản về làng Bảo Thạnh, thuộc tỉnh Vĩnh Long (nay thuộc huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre), lúc bấy giờ còn là đất tự do. Văn bia dựng tại mộ do Phan Thanh Giản soạn thảo.
Hiện nay, khu mộ của ông bà và con gái được xây dựng theo dạng voi phục, nằm trong khuôn viên thoáng rộng, có cây che bóng mát, có nhà thờ mái cong, 2 tầng để thờ Võ Trường Toản và làm nơi tưởng niệm của khách thập phương.
Nhiều học trò của ông nổi tiếng như Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tịnh, Lê Quang Định (lúc bấy giờ được gọi là Gia Định tam gia thi), Ngô Tùng Châu, Phạm Ngọc Uẩn, Lê Bá Phẩm… Ông mất ngày 27-7-1792. Khi ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ rơi vào tay giặc Pháp, một số trí thức ở Gia Định không muốn người thầy học kính yêu của mình gởi xương cốt ở nơi bị giặc chiếm, nên đã tổ chức di dời hài cốt Võ Trường Toản về làng Bảo Thạnh, thuộc tỉnh Vĩnh Long (nay thuộc huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre), lúc bấy giờ còn là đất tự do. Văn bia dựng tại mộ do Phan Thanh Giản soạn thảo.
Hiện nay, khu mộ của ông bà và con gái được xây dựng theo dạng voi phục, nằm trong khuôn viên thoáng rộng, có cây che bóng mát, có nhà thờ mái cong, 2 tầng để thờ Võ Trường Toản và làm nơi tưởng niệm của khách thập phương.
* Các điểm tham quan khác:
Đền Thờ đốc binh Phan Ngọc Tòng – xã An Hiệp |
Quan cảnh nhà thờ Cái Bông - xã An Phú Trung |
Tham quan nghề đan đát bằng tre, trúc - xã Phú Lễ và Phước Tuy |
Đường làng Phú Lễ - Phước Tuy còn trồng tre, trúc truyền thống để phục vụ nghề đan đát |
Nghề làm muối tại xã Bảo Thạnh và Bảo Thuận |
Du khách có thể lưu trú qua đêm tại khách sạn hay nhà nghỉ ở thị trấn Ba Tri. Trên đường về thành phố Bến Tre du khách có thể mua quà lưu niệm hay đặc sản xứ dừa Bến Tre tại các đại lý ven tỉnh lộ 885 (địa phận huyện Giồng Trôm). Du khách có thể hòa mình hay tận tay tham gia vào quá trình sản xuất để khám phá, nghiên cứu và trải nghiệm làng nghề truyền thống làm “Bánh phồng” tại ngã Sơn Đốc – xã Hưng Nhượng – huyện Giồng Trôm hoặc làng nghề “Bánh tráng” xã Mỹ Thạnh – Giồng Trôm.
Nếu không ở đêm lại Ba Tri, du khách có thể chọn điểm nghỉ tại các cơ sở lưu trú tại thành phố Bến Tre. Du khách cùng khám phá nét đẹp lung linh huyền ảo về đêm của vùng sông nước xứ dừa và thưởng thức các món chè nước cốt dừa đặc sắc (tại trung tâm Tp Bến Tre) hay món ăn dân dã, đồng quê tại các điểm ẩm thực đường tránh quốc lộ 60 thuộc Phường Phú Tân, xã Sơn Đông và xã Bình Phú./.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét